Tình hình khai thác, chế biến, tiêu thụ cá ngừ ở Việt Nam và phướng hướng trong nhiệm kỳ I (2009 - 2014) Hội Nghề cá Khánh Hòa -
14/07/09-08:26:11
(Trích Dự thảo báo cáo của Đại hội thành lập Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam)Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách và cơ chế rộng mở phát triển nghề khai thác xa bờ. Cơ sở vật chất kỹ thuật, vốn, nguồn nhân lực nghề cá đều được tăng lên, nhờ đó, tiếp tục đẩy mạnh khai thác hải sản xa bờ, nuôi trồng thủy sản, mở rộng thị trường xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.
Nhận thức được vai trò quan trọng của nghề sản xuất cá ngừ trong thời gian qua, Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đã chọn nghề khai thác cá ngừ là một trong những mục tiêu để phát triển nghề cá xa bờ.
Tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ cá ngừ ở Việt Nam
Ngư trường, nguồn lợi và nghề khai thác
Những kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy, cá ngừ xuất hiện quanh năm ở vùng biển ngoài khơi miền Trung nước ta, mùa vụ khai thác chính từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa phụ từ tháng 5 đến tháng 10. Tuy nhiên, vào tháng 10 đến tháng 12 do thời tiết xấu nên nhiều tàu không đi khai thác mà đa vào duy tu, sửa chữa thiết bị và ngư cụ chuẩn bị cho mùa đánh bắt tiếp theo.
Cá ngừ là đối tượng di cư xa, nơi cư trú hoặc di chuyển qua thường là các đảo, quần đảo và vùng nước đại dương nên việc nghiên cứu tập tính di cư, kết đàn…phục vụ khai thác hiệu quả và bảo vệ nguồn lợi rất khó khăn và tốn kém.
Trong thời gian qua (từ 1995 đến nay), một số nghiên cứu về đánh giá nguồn lợi, dự báo ngư trường, kỹ thuật khai thác…liên quan đến cá ngừ đã được thực hiện ở phạm vi hợp tác quốc tế, cấp nhà nước, cấp bộ và ở các địa phương có nghề khai thác cá ngừ đại dương phát triển. Tuy nhiên, do thiết bị và kinh phí nghiên cứu có hạn nên kết quả phục vụ sản xuất thực tế còn nhiều hạn chế.
Trữ lượng cá nổi lớn vùng biển khơi miền Trung và Đông Nam Bộ năm 2004 ước tính khoảng 1.156.000 tấn và khả năng khai thác bền vững là405.000 tấn, trong đónhóm cá ngừ chiếm tới 65%. Xếp theo thứ tự tỷ lệ % sản lượng như sau: cángừ vằn đứng thứnhất, chiếm tới 53,46%, tiếp theo đến cá cờ 10,67%, cá đuối 5,58%, cá kiếm 5,12%, cá ngừ chù 4,02%, cá ngừ đại dương 3,88%, cá thu 2,62%...
Ở nước ta, các loại ngư cụ khai thác cá ngừ đang được sử dụng rộng rãi gồm các nghề rê, câu vàng và lưới vây. Hiện nay nghề câu vàng chủ yếu chỉ khai thác các loại cá ngừ cỡ to. Nghề lưới vây cá ngừ vẫn chưa phát triển được do đa số các tàu lưới vây có quy mô nhỏ, tốc độ vây bắt chậm, tay nghề kỹ thuật của ngư dân và ngư cụ chưa phù hợp để vây bắt đàn cá ngừ. Phương pháp đánh bắt vẫn là sử dụng ánh sáng để tập trung và kinh nghiệm dò tìm thủ công do đó sản lượng cá ngừ đánh bắt được trong tổng sản lượng khai thác đạt thấp.
Nghề câu vàng cá ngừ
Đối tượng khai thác chủ yếu của nghề cá câu vàng là cá ngừ đại dương (cá ngừ vây vàng và cá ngừ mắt to), cá kiếm và một số loài cá nổi đại dương khác. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trữ lượng cá ngừ đại dương ở vùng biển nước ta khoảng trên 50.000 tấn, khả năng khai thác khoảng 17.000 tấn.
Ngư trường khai thác cá ngừ vây vàng (Thunnus albacares) và cá ngừ mắt to (Thunnus obesus) trong mùa gió Tây Nam tập trung ở vùng biển khơi tỉnh Quảng Ngãi tới vùng khơi tỉnh Khánh Hoà và vùng biển phía Tây quần đảo Trường Sa. Trong mùa gió Đông Bắc cá ngừ đại dương tập trung ở vùng biển khơi tỉnh Phú Yên, Khánh Hoà, phía đông đảo Phú Quý và phía Tây quần đảo Trường Sa. Các khu vực khác năng suất cá ngừ vây vàng và cá ngừ mắt to rất thấp, thậm chí không gặp.
Cho đến nay, cá ngừ đại dương ở nớc ta chỉ được đánh bắt bằng nghề câu vàng. Về tàu thuyền, nghề câu vàng cá ngừ có thể chia thành hai nhóm: Nhóm hiện đại của khối doanh nghiệp có số lượng không nhiều (khoảng 45 chiếc), vỏ tàu hoặc bằng thép hoặc bằng composite, chiều dài từ 22 - 27 m,lắp máy loại 200 - 750 CV với thiết bị hàng hải, khai thác, bảo quản sản phẩm đầy đủ, hiện đại như: máy thu dây câu chính, máy thu dây nhánh, máy thả câu, phao vô tuyến, hầm cấp đông và nhiều thiết bị điện tử, hàng hải chuyên dụng khác đáp ứng tốt hoạt động khai thác dài ngày ở vùng biển xa bờ. Các doanh nghiệp thuộc nhóm này bao gồm Tổng Công ty Hải sản Biển Đông (TP.HCM), Công ty TNHH SX - TM Mạnh Hà (TP.VT- BR), Công ty TNHH Việt Tân (TP. HCM), Công ty TNHH Hoàng Hải (KH). Nhóm tàu còn lại của ngư dân được đóng mới hoặc cải hoán từ tàu của các nghề khác. Vỏ tàu bằng gỗ, chiều dài chủ yếu từ 13,5 - 18 m, lắp máy loại 90 - 350 CV.
Theo số liệu thống kê, số lượng tàu câu cá ngừ đại dương của 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định và các Công ty có công suất từ 90 - 750CV là 1.044 chiếc với tổng công suất khoảng 146.000CV, sản
lượng năm 2008 đạt được 9.500 tấn. Có thể coi đây là đội tàu lớn nhất của nghề cá Việt Namhoạt động khai thác xa bờ.
Hầu hết tàu truyền thống có trang bị máy thu dây câu chính, máy định vị vệ tinh, la bàn, thông tin liên lạc…Thiết bị và kỹ thuật bảo quản sản phẩm trên tàu còn thiếu và lạc hậu (chỉ sử dụng nước đá xay để bảo quản sản phẩm).
Cấu trúc vàng câu bao gồm: dây câu chính, dây câu nhánh, lưỡi câu, phao và một số thiết bị liên kết khác. Kích thước vàng câu phụ thuộc vào quy mô tàu thuyền và trang bị kỹ thuật cho nghề. Đối với tàu câu công nghiệp, hiện đại của các doanh nghiệp, chiều dài vàng câu lớn từ 60 - 120 km, tương ứng với số lưỡi câu là 1.800 - 2.500 lưỡi. Các tàu cỡ nhỏ của ngư dân, chiều dài từ 15 - 60 km, tương ứng khoảng 300 - 1.000 lưỡi. Dây câu chính thường là cước sợi đơn đường kính từ 2,4 - 3,2 mm; dây thẻo câu là cước sợi đơn có chiều dài từ 25 - 40 m đường kính từ 1,8 - 2,2 mm; khoảng cách giữa hai dây thẻo câu từ 60 - 85 m; dây phao thường làm bằng dây tổng hợp PP chiều dài là 10 - 25 m, đường kính là 4,0 - 6,0 mm; phao sử dụng thường là phao PVC tròn, đường kính 200,0 - 360,0 mm và phao hình trụ chiều dài từ 310,0 - 360,0 mm, đường kính 110,0 - 120,0 mm.
Do quy mô và kết cấu vàng câu không giống nhau cùng với tập quán khai thác khác nhau giữa các vùng nên kỹ thuật khai thác giữa các tàu, giữa các địa phương cũng có những điểm khác nhau trong quy trình kỹ thuật. Sự khác nhau lớn nhất và quan trọng nhất là độ sâu thả câu và sử dụng mồi. Đội tàu công nghiệp hiện đại của các doanh nghiệp thường thả mồi câu ở độ sâutừ 50 -150 m, đội tàu truyền thống của ngư dân thả mồi câu ở độ sâu thấp hơn, thường từ 30 - 70 m. Độ sâu thả mồi câu được xác định bằng cách điều chỉnh chiều dài dây phao hoặc khoảng cách giữa hai phao. Đội tàu công nghiệp có chiều dài dây phao lớn hơn, từ 17 - 25 m và khoảng cách giữa hai phao cách xa hơn, từ 3 - 7 lưỡi. Trong khi dây phao của tàu truyền thống từ 10 - 15 m và khoảng cách giữa hai phao là 1 - 3 lưỡi. Mồi câu được sử dụng chủ yếu là cá chuồn, cá nục, bạc má và mực đại dương. Các tàu công nghiệp thường dùng mồi là cá nục, bạc má bảo quản lạnh; còn đội tàu truyền thống thường dùng mồi là cá chuồn hoặc mực đại dương tươi khai thác trực tiếp bằng lưới rê chuồn hoặc mua từ các tàu câu mực. Chuyến biển thường kéo dài từ 15 - 25 ngày (đối với tàu truyền thống) hoặc 30 - 50 ngày (đối với tàu công nghiệp hiện đại), mỗi ngày thực hiện từ 1 - 2 mẻ.
Do đặc thù phát triển của nghề này, các thiết bị an toàn hàng hải, cứu sinh, cứu hộ được trang bị trên tàu còn nhiều hạn chế hoặc không đồng bộ nên việc đảm bảo an toàn cho người và tài sản khi hoạt động trong điều kiện thời tiết xấu vẫn là thách thức lớn cho công tác cứu hộ, đảm bảo an toàn khai thác trên biển của ngành. Hơn nữa, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ phòng, tránh bão của ngư dân còn nhiều bất cập.
Nghề lưới vây
Hiện nay, số lượng tàu thuyền nghề lưới vây ở nước ta khoảng 4.500 chiếc, trong đó đa số các tàu chỉ có khả năng đánh bắt các đàn cá nổi nhỏ gần bờ. Số lượng tàu có công suất lớn hơn 90CV chiếm khoảng 30% tổng số tàu thuyền lưới vây cả nước, tập trung chủ yếu ở các vùng biển miền Trung và Nam Bộ. Tàu có chiều dài phổ biến từ 17 - 22 m, thời gian đánh bắt trên biển trung bình 20 ngày/chuyến.
Hầu hết các tàu lưới vây trang bị hệ thống tang ma sát trích lực từ máy chính để thu giềng rút, hệ thống cần cẩu và ròng rọc hướng cáp. Máy thu lưới đã được sử dụng nhiều ở các tỉnh phía Nam. Các trang thiết bị hàng hải như la bàn, máy địnhvị vệ tinh, máythông tin liên lạc cũng được các tàu lưới vây trang bị khá đầy đủ. Máy dò ngang và đứng cũng được sử dụng cho hiệu quả khai thác cao.
Các vàng lưới vây có khả năng đánh bắt đàn cá di cư và cá ngừ thường có chiều dài từ 700 - 1.200m. Phương pháp khai thác của tàu lưới vây của nước ta chủ yếu sử dụng chà và ánh sáng để tập trung cá, ngư trường hoạt động có độ sâu < 70m. Nghề lưới vây ở miền Trung cho lợi nhuận cao hơn đội tàu khai thác ở khu vực Đông Nam Bộ. Nhóm tàu có công suất 90 - 140CV ở miền Trung và nhóm tàu 141 - 299CV khu vực Đông Nam Bộ đạt hiệu quả cao nhất.
Nghề lưới rê
Nghề lưới rê là một nghề truyền thống. Cá ngừ vằn (Katsuwonus pelanis) là đối tượng khai thác chính của nghề lưới rê, sản lượng của chúng chiếm từ 56,3 - 79,2% tổng sản lượng chuyến biển, trong đó cá ngừ vằn chiếm từ 47,1 - 67,8% tổng sản lượng. Trữ lượng cá ngừ vằn khoảng 518.000 tấn, khả năng khai thác bền vững khoảng 216.000 tấn. Ngư trường cá ngừ vằn của nghề lưới rê thay đổi theo mùa khá rõ rệt, trong mùa gió Tây Nam cá ngừ vằn tập trung ở vùng nước ven bờ từ Bình Định tới Khánh Hoà và vùng biển Đông Nam đảo Phú Quý. Trong mùa gió Đông Bắc cá ngừ vằn tập trung ở vùng nước từ bắc Phú Yên đến bắc Ninh Thuận và khu vực khơi Bình Thuận.
Đội tàu làm nghề lới rê ở khu vực Đông Nam Bộ cho kết quả tốt hơn so với khu vực miền Trung, lợi nhuận cao nhất ở nhóm tàu công suất 300 - 600CV ở khu vực Đông Nam Bộ, còn ở khu vực miền Trung là nhóm tàu 46 - 89CV.
Bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm
Thiết bị và kỹ thuật bảo quản trên tàu quyết định chất lượng sản phẩm đánh bắt và hiệu quả kinh tế của tàu. Đội tàu khai thác công nghiệp hiện đại của các doanh nghiệp có khoang bảo quản lạnh, hầm cấp đông, được đào tạo kỹ thuật sơ chế và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch nên chất lượng cá ngừ thường cao. Đội tàu truyền thống bảo quản sản phẩm sau thu hoạch bằng đá xay nên chất lượng cá ngừ thường thấp hơn. Thời gian bảo quản của các tàu khai thác truyền thống của ngư dân ngắn hơn của tàu khai thác công nghiệp hiện đại.
Cá ngừ đại duơng đánh bắt được thường có khối lượng từ 25 - 70 kg, nhu cầu thị trường đòi hỏi bảo quản nguyên con (có nội tạng hoặc không có nội tạng) nên việc sử dụng đá xay để bảo quản rất khó khăn và không đảm bảo chất lượng sản phẩm (thịt cá ngừ nhanh bị phân hủy).
Phần lớn cá ngừ đại dương đánh bắt được xuất nguyên con sang các thị trường Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ…; một phần nhỏ cá ngừ đại dương có khối lượng dưới 30kg/con hoặc có chất lượng thấp được các cơ sở chế biến mua làm nguyên liệu chế biến thành các sản phẩm khác như cá ngừ xông khói, đóng hộp, phi lê…
Cá ngừ loại nhỏ như cá ngừ bò, cá ngừ sọc da, cá ngừ chấm, cá ngừ chù, cá ngừ ồ cũng là nguyên liệu chế biến thành các sản phẩm như cá ngừ xông khói, đóng hộp.
Thị phần tiêu thụ cá ngừ Việt Nam như sau: EU chiếm 33,3%, Mỹ 28,1%, Nhật Bản 13%...
Sản lượng cá ngừ (cá ngừ đại dương và các loại cá ngừ khác) tiêu thụ trong 10 tháng đầu năm 2008 là 45.450 tấn với tổng kim ngạch là 161,377 triệu USD, trong đó có gần 9.500 tấn cá ngừ đại dương. Riêng các doanh nghiệp của Khánh Hoà đã tiêu thụ cá ngừ đại dương với tổng kim ngạch là 95,55 triệu USD chiếm 58,2%.
So với cùng kỳ năm 2007, khối lượng tiêu thụ tăng 3,7%, giá trị tăng 29,9%.
Tổ chức quản lý và dịch vụ hậu cần
Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản được Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) giao thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạtđộngkhai thác thủy sản trên phạm vi toàn quốc; tại các địa phương có Sở Thủy sản (nay là Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tham mưu cho chính quyền địa phương trong quản lý và phát triển sản xuất thủy sản tại địa phương.
Trong thời gian qua, những tiến bộ trong công tác quản lý tàu cá đã được ghi nhận, góp phần thúc đẩy phát triển mạnh mẽ nghề khai thác cá ngừ ở nước ta. Tuy nhiên, tốc độ phát triển quá nhanh nên công tác tổ chức, quản lý khai thác, tiêu thụ sản phẩm nảy sinh nhiều bất cập và mâu thuẫn, cản trở sản xuất phát triển hiệu quả. Công tác quy hoạch, phát triển số lượng và chất lượng tàu thuyền tham gia khai thác cá ngừ chưa được thực hiện; chỉ đạo nghiên cứu khoa học công nghệ về ngư trường, dự báo nguồn lợi, công nghệ khai thác, kỹ thuật bảo quản, thị trường tiêu thụ…chưa được tổ chức triển khai đồng bộ. Công tác dịch vụ hậu cần còn nhiều yếu kém. Công tác đăng ký, đăng kiểm, an toàn tàu cá, kiểm soát hoạt động còn chưa được thực hiện nghiêm ngặt ở các địa phương. Chưa có mô hình dịch vụ hậu cần phù hợp với đặc thù nghề khai thác cá ngừ trên biển hoặc các đảo, quần đảo. Một số tàu khai thác quy mô công nghiệp tiến hành thu mua cá ngừ của một số tàu câu truyền thống của ngư dân khai thác cùng ngư trường, nhưng với số lượng
chưa nhiều.
Những điểm mạnh và cơ hội
Cá ngừ là đối tượng có giá trị kinh tế cao, có vị trí quan trọng trong cơ cấu hàng thủy sản xuất khẩu của thế giới. Nhu cầu thị trường đối với cá ngừ rộng lớn và ngày càng phát triển.
Chính sách ưu tiên phát triển nghề cá xa bờ của nhà nước và của ngành thủy sản; chính sách hỗ trợ, động viên hoạt động đánh bắt xa bờ đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nghề cá và đảm bảo an ninh quốc phòng của nhiều cấp, nhiều ngành.
Ngư trường khai thác rộng lớn, hằng năm có các đàn cá ngừ và các loài cá nổi đại dương khác tập trung hoặc đi qua.
Nhiều đảo và quần đảo xa bờ, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức dịch vụ hậu cần nghề cá; phát triển nghề nuôi cá ngừ đại dương trên cơ sở sử dụng nguồn cá giống tự nhiên; cơ sở tránh, trú bão cho người và tàu.
Lực lượng lao động dồi dào và có kinh nghiệm khai thác biển khơi; chịu khó tìm hiểu, học tập, cải tiến và du nhập kỹ thuật tiến bộ để cải thiện trình độ công nghệ.
Mối quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Những điểm yếu và thách thức
Thách thức lớn nhất cho hoạt động khai thác cá ngừ hiện nay là trang bị tàu thuyền nhỏ, công suất thấp, hầu hết các tàu thuyền được ngư dân chuyển đổi từ nhiều nghề khai thác khác nhau nên thiết bị phục vụ khai thác, bảo quản sản phẩm còn rất thô sơ; khả năng chịu đựng sóng gió thấp nên rất khó khăn trong việc khai thác cá vụ Bắc (mùa vụ chính) cũng nh khi di chuyển đánh bắt ở các ngư trường xa (vùng biển quốc tế). Các đội tàu chỉ mới đánh bắt được các loài cá ngừ ở tầng mặt, chưa có điều kiện để tìm hiểu khai thác ở những vùng nước tầng sâu. Do đó, năng suất và chất lượng khai thác không cao.
Kỹ thuật khai thác cá ngừ còn nhiều yếu kém, ngư dân chưa được tập huấn và phổ biến kỹ thuật khai thác cá ngừ. Công tác dự báo ngư trường nhằm giúp đội tàu ngư dân khai thác đạt hiệu quả còn nhiều hạn chế. Ngư dân chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của chất lượng cá ngừ mà chỉ chútrọng đến sản lượng đánh bắt được. Phương pháp bảo quản cá ngừ hiện nay chỉ đơn thuần bằng đá cây xay nhỏ nên hạnchế rất lớn tới chấtlượng cá khai thác cũng như thời gian thực tế sản xuất trên biển. Hoạt động khai thác chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của ngư dân nên rất khó khăn trong việc tiếp nhận tiến bộ công nghệ.
Hoạt động tiêu thụ cá ngừ của các đội tàu ngư dân hiện nay thường không ổn định về nhiều mặt như giá cả, khách hàng,…chưa có một tổ chức có tư cách pháp nhân để đại diện và bảo vệ quyền lợi cho ngư dân. Thị trường tiêu thụ cá ngừ đại dương hiện nay hoàn toàn tự phát, người đánh bắt cá ngừ không có được một sự đảm bảo về chất lượng sản phẩm mình làm ra. Nguồn cung cấp cá ngừ cho thị trường không ổn định do quy mô nhỏ của tàu thuyền khai thác, hoạt động khai thác quá phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và tình hình nguồn lợi.
Nghề lưới rê là nghề chủ lực khai thác các loài cá ngừ nhỏ hiện nay. Tuy nhiên, nhược điểm của nghề này là chất lượng cá ngừ giảm sút nhiều do thời gian ngâm lưới quá lâu. Hiện nay ở nước ta vẫn chưa có đủ phương tiện và trình độ công nghệ khai thác các đàn cá ngừ sọc dưa và cá ngừ vây vàng cỡ nhỏ để làm nguyên liệu chế biến tiêu thụ sản phẩm cá ngừ dưới dạng đồ hộp và đông lạnh, cung cấp giống cho nuôi cá ngừ đại dương công nghiệp.
Chưa có chính sách thuế (tài nguyên, xuất, nhập khẩu) và tài chính (tín dụng, thế chấp, bảo lãnh…) phù hợp để khuyến khích phát triển nghề sản xuất cá ngừ.
Việc cấp giấy phép hoạt động, an toàn trên biển, kiểm soát vùng hoạt động, biện pháp tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tàu cá còn nhiều bất cập.
Mô hình khai thác đơn lẻ làm tăng chi phí sản xuất và công tác đảm bảo an toàn khai thác, phòng chống thiên tai trên biển gặp nhiều khó khăn.
Tình hình an ninh trên biển còn nhiều phức tạp, công tác tuyên truyền chủ quyền lãnh hải còn hạn chế.
Việc hợp tác, mở rộng ngư trường khai thác ra vùng biển quốc tế mới bắt đầu tiến hành đàm phán.
Giá xăng dầu sẽ còn nhiều biến động.
Sản phẩm cá ngừ tiệu thụ còn ít giá trị, chưa có thương hiệu của Việt Nam.
Định hướng mục tiêu và giải pháp phát triển đến năm 2014
Mục tiêu
Mục tiêu chung: Phát triển nghề sản xuất (nuôi, khai thác, chế biến, thị trường) cá ngừ thành một nghề sản xuất công nghiệp, hiện đại, ổn định và hiệu quả góp phần quản lý và phát triển bền vững nghề cá xa bờ của Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể:
·Đến 2010:
- Nắm được tình hình phân bố, khả năng nguồn lợi.
- Kiểm soát được chất lượng, số lượng tàu và hoạt khai thác cá ngừ ở nước ta.
- Thí điểm du nhập một số công nghệ về vỏ tàu, ngư cụ, thiết bị phục vụ khai thác và an toàn hàng hải của tàu.
- Sản lượng khai thác cá ngừ đại dương là 15.000 tấn, cá nổi đại dương và cá ngừ khác là 80.000 tấn; sản lượng chế biến, tiêu thụ đạt 120.000 tấn (kể cả nhập khẩu nguyên liệu).
- Triển khai mô hình tổ chức dịch vụ hậu cần phù hợp với nghề cá xa bờ tại các đảo, quần đảo.
- Khai thác cá ngừ đại dương cỡ giống (dưới 20kg/con), thử nghiệm nuôi thương phẩm cá ngừ đại dương.
·Đến 2014:
- Số tàu khai thác cá ngừ công nghiệp nghề câu vàng 120 chiếc, lưới vây 10 chiếc. Số tàu câu cá ngừ truyền thống 1.700 chiếc, lưới vây bán cơ giới 800 chiếc.
- Sản lượng khai thác cá ngừ đại dương 30.000 tấn, trong đó: khai thác ở vùng nước quốc tế 13.000 tấn, khai thác cá nổi đại dương và cá ngừ khác 120.000 tấn, sản lượng chế biến, tiêu thụ 200.000 tấn (kể cả nhập khẩu nguyên liệu).
- Hoàn thiện và khai thác có hiệu quả cơ sở, mô hình hậu cần dịch vụ thủy sản trên biển, tại các đảo và quần đảo xa bờ.
- Có mô hình nuôi cá ngừ thương phẩm.
Một số định hướng cơ bản
Triển khai nhiệm vụ:
- Tổ chức các hình thức liên kết, hợp tác, phối hợp của các doanh nghiệp và các tổ chức khác trong các hoạt động khai thác, nuôi trồng, bảo quản, vận chuyển ở trên biển, chế biến và tiêu thụ cá ngừ, tham gia tổ chức các mô hình dịch vụ hậu cần ở trên biển, đảo, quần đảo phù hợp với đặc thù nghề khai thác cá ngừ, nhằm tăng sản lượng, nâng cao chất lượng và tăng giá trị sản phẩm cá ngừ của Việt Nam.
- Xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cá ngừ Việt Nam, tổ chức xúc tiến thương mại thông qua các hội nghị, hội thảo, hội chợ quốc tế ở trong và ngoài nước, tăng cường khả năng cạnh tranh, chống các rào cản thương mại của các nước, bảo vệ uy tín và lợi ích sản phẩm cá ngừ Việt Nam.
- Việt Nam là quốc gia khai thác cá ngừ thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý của Ủy ban Nghề cá Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPFC), nên Hiệp hội cần phải tham gia thành viên của Ủy ban, các tổ chức khác có liên quan như Ủy ban quốc tế bảo vệ cá ngừ đại dương (ICCAT). Hiệp hội phải tham gia dự án của WCPFC với mục tiêu: Tăng cường năng lực quốc gia đưa Việt Nam gần lại WCPFC hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam gia nhập tổ chức này, do Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Bộ Nông nghiệp và PTNT đang xây dựng. Dự án sẽ thực hiện ở giai đoạn 2009 - 2011.
- Tổ chức hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong phòng chống bão, chống hải tặc, thực hiện cứu hộ - cứu nạn giữa biển khơi, chủ động tích cực tham gia trong công tác bảo vệ an ninh - quốc phòng trên biển.
- Thay mặt hội viên kiến nghị với Nhà nước về các cơ chế, chính sách có liên quan tới công tác quy hoạch sản xuất, nghiên cứu khoa học, đào tạo, thương mại thị trường và các vấn đề khác trên biển có liên quan tới ngư dân, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên; đồng thời Hiệp hội cũng là kênh chuyển tải các hỗ trợ của Chính phủ cho nghề sản xuất cá ngừ của ngư dân và các doanh nghiệp.
- Phát triển hội viên, tham gia xây dựng đội tàu và đội ngũ cán bộ thuyền viên làm nòng cốt cho nghề khai thác xa bờ và chuẩn bị tiến tới phát triển nghề khai thác viễn
dương của Việt Nam.
Về khoa học công nghệ:
- Điều tra, đánh giá thường xuyên về biến động, phân bố, di cư của cá ngừ đại dương, cá nổi đại dương và cá ngừ khác.
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ nuôi cá ngừ thương phẩm và thăm dò khả năng sản xuất giống cá ngừ trong điều kiện nhân tạo.
-Lựa chọn và áp dụng một số mô hình dự báo ngư trường phù hợp với thực tế nghề cá nước ta, cung cấp kịp thời cho ngư dân.
- Nghiên cứu, áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong công nghệ vật liệu và chế tạo vỏ tàu, thiết bị phục vụ khai thác (tời, định vị, thủy âm …) trên tàu lưới vây và câu vàng.
- Du nhập công nghệ lưới vây cơ giới khai thác cá ngừ (bao gồm cá ngừ đại dương và một số cá nổi đại dương khác).
- Tiếp tục cải tiến, hoàn thiện công nghệ câu vàng cá ngừ đại dương ở quy mô công nghiệp và các tàu khai thác truyền thống.
- Cải tiến thiết bị và kỹ thuật sơ chế, bảo quản sản phẩm trên tàu.
- Nghiên cứu công nghệ lưu giữ, vận chuyển và chế biến cá ngừ tại các cơ sở thu mua, chế biến cá ngừ.
- Tiêu chuẩn hóa hoặc dịch chuyển các tiêu chuẩn chất lượng cá ngừ.
- Sử dụng công nghệ thông tin và GIS trong dự báo nguồn lợi và quản lý hoạt động khai thác trên biển.
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiên cứu cá ngừ và đào tạo nguồn cán bộ nghiên cứu, quản lý, kỹ thuật liên quan đến sản xuất cá ngừ.
- Du nhập công nghệ nuôi cá ngừ thành phẩm trên biển.
Về cơ chế và chính sách:
- Quy hoạch phát triển nghề sản xuất cá ngừ phù hợp với điều kiện nguồn lợi, trình độ công nghệ và khả năng quản lý nghề cá nước ta theo từng giai đoạn cụ thể.
- Thành lập và đưa vào hoạt động có hiệu quả các Hiệp hội cá Ngừ đại dương ở địa phương điều phối, quản lý và tư vấn phát triển nghề sản xuất cá ngừ ở nước ta.
- Tạo cơ chế, chính sách khuyến khích và thu hút các nguồn lực (kể cả doanh nghiệp nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài) đầu tư cơ sở hạ tầng, đổi mới công nghệ, thị trường tiêu thụ cho sản xuất thủy sản.
- Đầu tư bổ sung, nâng cấp, nâng cao chất lượng một số tàu khai thác xa bờ làm nghề câu cá ngừ đại dương hiện có, đảm bảo khai thác an toàn, hiệu quả.
- Đầu tư đóng mới một số tàu làm nghề khai thác cá ngừ theo công nghệ tiên tiến với thiết bị phục vụ khai thác hiện đại, an toàn trên biển.
- Đầu tư xây dựng một số cơ sở và mô hình dịch vụ hậu cần nghề cá, nuôi cá ngừ trên biển hoặc tại các đảo, quần đảo xa bờ.
- Tạo nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân nhập khẩu một số thiết bị công nghiệp sản xuất cá ngừ hiện đại như tàu, ngư cụ, dây chuyền chế biến.
- Có chính sách ưu tiên đặc biệt về tài chính, thuế đối với đội tàu chuyên khai thác cá ngừ.
- Tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở chế biến đẩy mạnh việc nhập nguyên liệu và tiêu thụ thành phẩm cá ngừ.
- Hợp tác với nước ngoài đưa tàu câu vàng đi khai thác ở các vùng biển của thế giới và vùng biển của các nước có cá ngừ phân bố.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp trong công tác nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại quốc tế.
- Đề xuất cơ chế chính sách và tổ chức sản xuất để duy trì sản xuất có hiệu quả trong khi giá xăng, dầu gia tăng và diễn biến phức tạp.
- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, đăng kiểm và an toàn tàu cá, đảm bảo tàu hoạt động khai thác đúng tuyến và an toàn.
Về lao động và đào tạo:
- Xây dựng kế hoạch và chương trình khuyến ngư khai thác, bảo quản cá ngừ từ các doanh nghiệp và địa phương có khai thác cá ngừ .
- Mở lớp tập huấn kỹ thuật cho cán bộ, lao động trên tàu khai thác cá ngừ ở trong và ngoài nước.
- Thường xuyên tổng kết, xây dựng các mô hình sản xuất giỏi trong khai thác, chế biến và tiêu thụ cá ngừ.
- Xây dựng đội tàu công ích vừa sản xuất vừa đào tạo kỹ thuật thực tế cho ngư dân.
- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động sang các nước và vùng lãnh thổ có sản xuất cá ngừ phát triển nh Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan…
- Có chính sách tập hợp và sử dụng đội ngũ lao động đã kết thúc hợp đồng ở nước ngoài.
- Ưu tiên thực hiện các dự án nhập công nghệ cao bao gồm đào tạo và chuyển giao kỹ thuật từ thực tế sản xuất.